Nằm giữa lòng thành phố Đà Nẵng, ngôi chùa Phổ Đà Đà Nẵng là một điểm dừng chân thanh tịnh dành cho những ai muốn tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn. Với kiến trúc độc đáo, không gian thoáng đãng và giá trị văn hóa Phật giáo sâu sắc, chùa Phổ Đà không chỉ thu hút Phật tử mà còn là nơi khách du lịch đến trải nghiệm vẻ đẹp tâm linh. Nếu bạn tò mò về ngôi chùa này thì có thể theo dõi Ghiền Đà Nẵng.
Giới thiệu đôi nét về Chùa Phổ Đà Đà Nẵng
- Địa chỉ: 340 Đ. Phan Châu Trinh, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
- Giờ mở cửa: 6h – 18h hàng ngày
Chùa Phổ Đà nằm ngay giữa lòng thành phố Đà Nẵng là một trong những địa điểm tâm linh nổi bật thuộc hệ phái Bắc Tông. Với vị trí thuận lợi, ngôi chùa thu hút đông đảo Phật tử và du khách đến chiêm bái, tìm hiểu văn hóa Phật giáo và tận hưởng không gian yên bình.
Bước vào Chùa Phổ Đà Đà Nẵng, bạn sẽ cảm nhận ngay sự thanh tịnh lan tỏa trong không gian. Những ai ghé thăm đều dễ dàng bỏ lại những lo toan thường nhật để đắm mình trong sự an nhiên, nhẹ nhàng mà nơi đây mang lại. Chùa Phổ Đà không chỉ là nơi cầu nguyện mà còn là điểm dừng chân lý tưởng để tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn.
Lịch sử hình thành Chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Chùa Phổ Đà được xây dựng vào năm Bính Thìn 1916 và mang dấu ấn lịch sử sâu sắc. Đây là một trong những ngôi chùa có vai trò quan trọng trong hành trình phát triển Phật giáo tại miền Trung Việt Nam.
Trải qua hơn một thế kỷ, chùa đã được dẫn dắt bởi hai vị trụ trì là hòa thượng Thích Tôn Thắng (từ những ngày đầu đến năm 1976) và hòa thượng Thích Từ Mẫn (từ năm 1976 đến nay). Ban đầu, vào năm 1933, hòa thượng Thích Tôn Thắng đã cải tạo chùa Phổ Thiên thành một trung tâm tu học, đồng thời khởi xướng Phật học đường để đào tạo thế hệ Tăng Ni trẻ.
Đến năm 1958, ông hiến dâng chùa Phổ Thiên cho Giáo hội Phật giáo Trung Phần. Nơi đây sau đó được đổi tên thành Chùa Phổ Đà Đà Nẵng và trở thành Phật học viện Trung Phần.
Trong hành trình phát triển, chùa Phổ Đà đã chứng kiến nhiều cột mốc đáng nhớ. Trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, chùa là nơi phát hành Tạp chí Tam Đảo dưới sự điều hành của hòa thượng Thích Tôn Thắng.
Trong giai đoạn Pháp nạn của Phật giáo miền Trung, Chùa Phổ Đà Đà Nẵng đã trở thành trung tâm đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và bình đẳng tôn giáo. Đặc biệt, năm 1970, chùa tổ chức Đại giới đàn Vĩnh Gia với sự tham gia của hơn 1.000 giới tử. Cho đến năm 1996, nơi đây tiếp tục tổ chức Đại giới đàn Phước Huệ góp phần củng cố vai trò của chùa trong việc đào tạo và phát triển tăng đoàn.
Cách di chuyển tới Chùa Phổ Đà Đà Nẵng
Chùa Phổ Đà tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng và là một địa điểm thuận tiện để du khách dễ dàng ghé thăm. Việc di chuyển đến chùa rất đơn giản với sự hỗ trợ của các ứng dụng chỉ đường như Google Maps hoặc bạn có thể tham khảo lộ trình sau đây:
- Xuất phát từ Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, bạn đi thẳng theo đường Duy Tân, sau đó rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh.
- Sau đó tiếp tục di chuyển và rẽ phải vào đường Phan Châu Trinh.
- Bạn chỉ cần đi thêm một quãng ngắn nữa là bạn sẽ thấy chùa Phổ Đà nằm ngay bên phải nổi bật với vẻ đẹp yên bình và trang nghiêm.
Kiến trúc của Chùa Phổ Đà Đà Nẵng có gì đặc biệt?
Kiến trúc chùa Phổ Đà mang nét độc đáo với thiết kế hình chữ Khẩu, tạo nên không gian mở hài hòa và thoáng đãng. Qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, chùa ngày càng trở nên khang trang nhưng vẫn giữ được nét truyền thống vốn có.
Điểm nhấn của chùa là không gian Điện Phật trang nghiêm. Đây là nơi tôn trí bộ tượng Phật Di Đà Tam Tôn. Bộ tượng này gồm Bồ Tát Quan Thế Âm, Đức Phật A Di Đà và Bồ Tát Đại Thế Chí được đúc bằng đồng từ năm 1947. Pho tường này toát lên vẻ uy nghi và linh thiêng, thu hút sự kính ngưỡng của Phật tử và du khách khi ghé thăm.
Những đóng góp của Chùa Phổ Đà Đà Nẵng với nền Phật giáo Việt Nam
Trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, nhiều tổ chức được thành lập nhằm khôi phục và phát triển Phật giáo tại Việt Nam. Tại Đà Nẵng, năm 1935, Hội Phật học Đà Thành ra đời và lấy Chùa Phổ Đà Đà Nẵng làm trụ sở chính.
Hội không chỉ góp phần gắn kết Phật giáo cả nước thành một khối đoàn kết, mà còn tập trung đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài cho giáo hội. Đáng chú ý, tạp chí Tam Bảo là cơ quan ngôn luận chính của Hội và được hòa thượng Trí Hải (Bình Định) đảm nhận vai trò chủ bút. Ông đã mang đến những giá trị tư tưởng quan trọng cho phong trào Phật giáo đương thời.
Đến năm 1938, Hội Phật học Đà Thành được sáp nhập vào An Nam Phật học Hội. Mặc dù hoạt động chỉ trong thời gian ngắn, Hội đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Phật giáo miền Trung.
Dù không còn là trụ sở của Hội, Chùa Phổ Đà Đà Nẵng vẫn tiếp tục khẳng định vị thế của mình qua việc tổ chức các sự kiện Phật giáo quan trọng như Bố tát, Tự tứ, An cư kiết hạ và Đại giới đàn. Từ đó ngôi chùa này đã trở thành biểu tượng linh thiêng và uy tín trong đời sống tôn giáo tại Đà Nẵng.
Chùa Phổ Đà Đà Nẵng không chỉ là một điểm đến tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và kiến trúc đặc sắc của vùng đất miền Trung. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để tạm xa rời nhịp sống hối hả, hãy cùng Ghiền Đà Nẵng ghé thăm chùa để tìm thấy sự thư thái và bình an. Hãy để ngôi chùa này là một phần hành trình khám phá Đà Nẵng đầy ý nghĩa của bạn.